Bên cạnh hững món ăn ngon, phục vụ tốt thì không gian thiết kế đẹp cũng là lợi thế cạnh tranh quan trọng của các nhà hàng và khiến cho khách hàng đắm chìm vào không gian của nhà hàng. Tuy nhiên, một vài chi tiết nhỏ cũng có thể khiến thực khách không hài lòng. Dezicor mách bạn các điểm chú ý thiết kế nhà hàng cơ bản để bạn có một thiết kế độc đáo và ấn tượng hơn.
Nội dung bài viết
1. Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Nhà Hàng
Đối với một nhà hàng, nhà vệ sinh là một công trình quan trọng. Vì vậy các chủ nhà hàng cần quan tâm bằng cách trang bị đầy đủ các vật dụng. Bao gồm: giấy vệ sinh, nước rửa tay, khăn giấy, hệ thống nước, thùng rác,… Và đặc biệt là một tấm gướng lớn giúp khách hàng có thể tự chăm sóc bản thân trước khi trở lại bàn ăn.
Về màu sắc, chủ của hàng nên chọn các màu như màu trắng hoặc màu xanh. Màu này vừa đẹp vừa tạo cảm giác yên tĩnh, sạch sẽ. Bạn cũng cần tránh các màu như màu gạch đỏ tươi, màu tối. Màu này sẽ khiến cho không gian trờ nên nhớp nháp và chật chội.
Nền của nhà vệ sinh nên thiết kế có độ dốc giúp thoát nước dễ dàng. Cần lưu ý tới lựa chọn gạch nền, cần lựa chọn gạch nền ít trơn trượt, dễ vệ sinh.
Bận cũng nên đặt một vài chậu cây nhỏ để trang trí trong nhà vệ sinh.
>>> Xem Thêm: Top Các Mẫu Thiết Kế Nhà Hàng Đẹp Nổi Bật Nhất 2021
2. Thiết Kế Phòng Ăn Nhà Hàng
Đây là khu vực trung tâm và thực hiện chức năng chính của nhà hàng. Vì vậy trước khi thiết kế bạn nên tìm hiểu nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó, tính toán chung cho không gian toàn bộ phòng ăn.
Đặc biệt, ở khu vực ăn uống thường sẽ có những vị trí mà khách hàng không mong muốn ngồi. Như bàn ăn gần nhà vệ sinh, ngay lối ra vào, hay cả bàn ăn ở vị trí trung tâm,… Để giải quyết vấn đề này, chủ cừa hàng nên dành một chút thời gian trước khi khai trương tự trải nghiệm từng vị trí ngồi. Để đánh giá sự thoải mái, thuận tiện của khách hàng tại ví trí đó và có sự thay đổi phù hợp. Những vị trí này, bạn có thể làm nơi để dụng cụ hoặc để chậu hoa để trang trí.
3. Thiết Kế Phòng VIP Nhà Hàng
Việc thiết kế phòng VIP dựa trên định hướng kinh doanh và điều kiển thi công của chủ đầu tư. Nó không có bất kì một tiêu chuẩn nào về số lượng phòng cũng như cấp độ nào thì có phòng VIP. Tuy nhiên bạn cần tính toán sao cho tỉ lệ diện tích giữa phòng VIP so với tổng thể được cân đối dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Nếu có nhu cầu về thiết kế phòng VIP bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
3.1. Thiết Kế Phong Cách Cho Phòng VIP
Phòng VIP là không gian kín và hoàn toàn riêng biệt nên bạn có thể thóa sức sáng tạo. Bạn cũng có thể trang trí chúng theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, phong cách ở phòng VIP không nên quá đối lập với tổng thể của nhà hàng. Tốt nhất bạn nên thiết kế phòng VIP là “phiên bản cao cấp hơn” của nhà hàng.
3.2. Lựa Chọn Vật Liệu Hoàn Thiện Nội Thất
Đã là phòng VIP thì dĩ nhiên vật liệu, nội thất phải là tốt nhất. Các chủ đầu tư nên chọn chất liệu cao cấp như gỗ, đá hoa cương, pha lê, kính,… Đặc biệt là các vật liệu cách âm tốt nhằm đảm bảo tính riêng tư cho khách hàng.
Bên cạnh đó, kích thước bàn ăn thường dùng trong phòng VIP là loại bàn 8 người trở lên.
>>> Xem Thêm: Các Tiêu Chuẩn Thiết Kế Nhà Hàng Ăn Uống Bạn Nên Biết
3.3. Thiết Kế Ánh Sáng
Ánh sáng là một phần không thể thiết trong thiết kế nội thất, đặc biệt là phòng VIP. Phòng VIP ít khi có nhiều cửa sổ, bạn nên sử dụng kính trong suốt để lấy ánh sáng.
Ánh sáng vàng thường là sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng VIP hướng tới sự ấm cúng. Bên cạnh đó còn giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
3.4. Xử Lý Mùi Trong Phòng Kín
Nên tạo ra hương thơm tự nhiên như dùng máy xông tinh dầu, đặt vỏ quế hay hoa tươi. Đốt nến thơm cũng là biện pháp khử mùi hiệu quả, nến còn tạo sự ấm cúng và thân mật.
Điều tối kị khi xử lý mùi trong phòng VIP là dùng xịt phòng hóa chất. Những mùi này sẽ làm thực khách thấy khó chịu và giảm sự sang trọng của căn phòng.
>>> Xem Thêm: Mẫu Thiết Kế Nhà Hàng Đẹp 2021 Theo Xu Hướng
4. Thiết Kế Quầy Bar Nhà Hàng
Dù thiết kề nhà hàng theo phong cách nào thì thiết kế quầy bar cũng luôn ưu tiên tính hiện đại. Phần lớn các thiết kế quầy bar hiện nay gồm 2 – 3 tầng. Trong đó tầng pha chế phía trong được bố trí thấp hơn khu vực phục vụ khách.
Việc thiết kế ghế quầy bar thường cao hơn so với ghế ăn thông thường. Chúng có chiều cao từ 80 đến 110 cm. Và nên duy trì khoảng cách giữa mặt ghế và mặt bàn từ 25 – 30 cm.Điều này giúp khách cảm thấy thoải mái và thuận tiện trong quá trình thưởng thức.
Đối với mặt bàn bar, sử dụng các vật liệu có chất lượng cao, chống thấm nước, dễ lau chùi… Như đá marble, đá nhân tạo, gỗ tự nhiên, gỗ laminate,… Bạn cũng cần thiết kế đường dây riêng cho khu vực quầy bar của nhà hàng. Do đây là nơi sử dụng điện với công suất cao, mở ngắt liên tục. Ánh sáng trong quầy bar nên tinh tế. Nó không quá tối để khách hàng có thể đọc menu, những cũng không được quá sáng. Bạn nên sử dụng công tắc điều chỉnh độ sáng cho phép bạn điều khiểu độ sáng của ánh sáng.
5. Thiết Kế Phòng Bếp Nhà Hàng
Nhà bếp được gọi là trái tim của nhà hàng, hầu hết không được phô bày cho thực khách thấy. Dù diện tích nhà bếp lớn hay nhỏ, bạn cũng cần bố trí khu bếp theo 3 khu: khu nấu nướng chế biến, khu bảo quản thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm. Và hãy đảm bảo thiết kế sao cho đem lại sự thuận tiện nhất cho đầu bếp và nhân viên.
Bạn nên thiết kế nhà bếp sao cho tận dụng tối đa nguồn ánh sáng thiên nhiên. Đồng thời cần thiết kế hệ thống thông gió và hệ thống dẫn ga. Đây là những yếu tố cơ bản đển nhà hàng của bạn có thể an toàn.
Thiết kế nhà hàng không phải là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ, chi tiết. Dezicor mong rằng với các điểm chú ý thiết kế nhà hàng trên đây có thể giúp bạn thiết kế một nhà hàng đẹp, ấn tượng.