Khi hỏi đến yếu tố nội thất trong nhà đẹp, người ta thường ít chú ý đến cầu thang. Nhưng không biết rằng, đó không chỉ là “xương sống” để kết nối giữa tầng trên và tầng dưới mà còn được xem là dòng chảy của nguồn năng lượng và sinh khí lưu thông trong nhà. Nhà ở có sinh khí sẽ mang đến vận may cho gia đình, tránh những rủi ro hiểm họa. Trong bài viết này, hãy cùng Dezicor tìm hiểu cách chia bậc cầu thang để tăng vượng khí cho ngôi nhà nhé!
1. Vì Sao Phải Chú Ý Đến Cách Chia Bậc Cầu Thang Trong Thiết Kế?
Nhiều gia đình thường không quá quan tâm tới cách tính bậc cầu thang khi xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, việc tạo nên vẻ đẹp trong thiết kế nhà và vẻ đẹp phong thuỷ sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi số bậc cầu thang. Do đó, việc thiết kế cầu thang phải đảm bảo các nguyên tắc trong thiết kế về kích thước, hướng bố trí, tính thẩm mỹ của cầu thang. Đây là các yếu tố góp phần tăng điểm nhấn và tính hoàn thiện cho không gian ngôi nhà.
Nếu chúng ta bỏ qua việc tính toán bậc cầu thang trong thiết kế, sẽ dẫn đến những trường hợp:
-
- Các bậc thang cao thấp không đều, quá cao hoặc quá thấp đều gây khó chịu cho mỗi lần bước. Ảnh hưởng đến di chuyển và sinh hoạt của thành viên trong gia đình.
- Mặt bậc quá hẹp hoặc quá rộng so với chiều cao bậc, gây cảm giác hụt chân, khó chịu. Không gian trong nhà sẽ bị đảo lộn và mất cân đối, gây ra nhiều cản trở không đáng có
- Số bậc phạm vào cung xấu trong phong thủy thì sẽ gặp nhiều tai ương, vận mệnh không tốt đẹp. Không thu hút dòng sinh khí Tài- Lộc.
2. Cách Chia Bậc Thang Chuẩn Và Mới Nhất Hiện Nay
2.1. Cách Chia Bậc Cầu Thang Theo Mét Dài Khoa Học Nhất
Hiện nay, kính tế của người dân ngày càng tăng cao, nhu cầu tận hưởng cũng tăng. Vì vậy mà những căn hộ, ngôi nhà cao tầng đang mọc lên khá nhiều. Hơn nữa, cầu thang trong nhà không chỉ là phương tiện để duy chuyển từ tầng này đến tầng khác mà còn là nơi để trang trí cải tạo và tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.
Với mỗi không gian khác nhau sẽ sử dụng các loại cầu thang khác nhau có cấu tạo và hình dáng cũng như kích thước phù hợp. Sau đây Dezicor sẽ chia sẻ cho các bạn cách tính chia bậc cầu thang theo mét dài, để giúp bạn có một thiết kế cầu thang hợp lý, đẹp và sang trọng trong chính ngôi nhà của mình.
Đầu tiên là chiều dài và chiều rộng cầu thang phải được tính toán dựa trên độ cao của tầng. Dưới đây là ba công thức cơ bản có thể dùng để xác định tỷ lệ của bậc thang.
-
- Chiều cao X chiều rộng : 70 đến 75 in – xơ
- Chiều cao X chiều rộng : 17 đến 17 1/2 in – xơ
- Chiều cao X chiều rộng : 24 đến 25 in – xơ
Từ số đo của các bậc thang mà ta có thể tính toán được chiều dài tổng thể của cầu thang. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang thường rộng từ 0,9 m đến khoảng 1,2 m. Còn chiều cao của một bậc cầu thang thì rơi vào khoảng 150 – 180 mm, bề rộng mặt cầu thang tương ứng khoảng 240 – 300 mm.
Đây là những kích thước tiêu chuẩn của cầu thang, đảm bảo người dùng đi lại thoải mái, không bị mất sức. Ngoài ra còn mang lại tài vận tốt đẹp, thu hút dòng sinh khí Tài- Lộc.
2.2. Cách Tính Chia Bậc Cầu Thang Theo Chiều Cao Tầng
Để có một phương án thiết kế và thi công cầu thang chính xác, khoa học nhất. Bên cạnh cách tính chia bậc cầu thang theo mét dài, cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng cũng cần được đặt biệt lưu ý.
Khi tính chia bậc cầu thang theo chiều cao tầng thông thường có hai cách tính được áp dụng là: dựa vào các yếu tố phong thủy và dựa theo tiêu chuẩn chiều cao của bậc thang. Cụ thể:
2.2.1. Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Theo Tiêu Chuẩn Chiều Cao Bậc Cầu Thang
Khi tính số bậc cầu thang theo cách này ta có công thức sau:
Số bậc cầu thang = Chiều cao của tầng : Chiều cao bậc thang
Kích thước bậc cầu thang phù hợp nhất thường là 15cm – 18cm. Chúng ta hoàn toàn có thể lấy luôn chiều cao này để có thể áp dụng vào kết quả. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả, số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình và tránh những xui rủi không đáng có.
Trong các công trình cơ cấu, chiều cao của bậc thang trong ngôi nhà thường dùng là 14cm – 20cm, tương ứng với độ dốc vào hồi 20 – 450. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15cm – 18cm và chiều rộng 24cm – 30cm.
Trong trường hợp làm cầu thang bộ trong nhà có người qua lại không nhiều, gia chủ có thể cân nhắc làm bậc thang dốc một chút nhưng vẫn đảm bảo h/b = 170/260 mm (trong đó h là chiều cao bậc thang, b là chiều rộng bậc thang), độ dốc bằng 330, có khi có thể đạt tới h/b = 175/250 mm, độ dốc bằng 350. Trong một số trường hợp đặc biệt hơn, độ dốc có thể là 450, h/b = 200/200 mm
2.2.2. Cách Chọn Số Bậc Thang Dựa Theo Yếu Tố Phong Thủy
Hiện nay có nhiều bài viết trên mạng nói về cách chọn bậc cầu thang theo phong thủy, theo cung, mệnh, của chủ nhà. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp xúc với nhiều chủ đầu tư, Dezicor nhận ra phong thủy trong chia bậc cầu thang chỉ đơn giản là theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Dễ hiểu hơn, chỉ cần chọn số bậc sao cho rơi vào cung Sinh. Đây là cung tượng trưng cho sự khởi phát, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng, sinh lực.
Và với chiều cao quy định của nhà phố hiện nay, thông thường số bậc của các tầng sẽ rơi vào 17, 21 hoặc 25 bậc.
Trong thiết kế, các kiến trúc sư sẽ có những công thức phức tạp để tính độ cao và độ rộng của bậc sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, để đơn giản, các bạn chỉ việc lấy chiều cao tầng sau đó chia cho số bậc là ra chiều cao từng bậc.
Ví dụ: Thang tầng 1 có 21 bậc, chiều cao của tầng 1 là 3,9 mét, ta có chiều cao của từng bậc là: 390/21 = 18,57 cm
Cần lưu ý độ cao bậc thang phù hợp để bước chân được thoải mái (16cm – 18cm). Sau đó, khi đã tính được chiều cao từng bậc, ta tiếp tục tính tiếp độ rộng từng bậc. Để đơn giản chỉ cần nhớ, độ rộng bậc phù hợp để bước chân thoải mái (25cm đến 27cm).
Trên đây là những thông tin mà Dezicor chia sẻ về cách chia bậc cầu thang trong thiết kế. Dezicor hi vọng các bạn có được kiến thức ban đầu để tạo ra một thiết kế cầu thang vừa an toàn, vừa thẩm mỹ lại phù hợp với phong thủy. Chúc bạn thành công!