Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Cho Bạn

Những Lưu Ý Khi Bạn Muốn Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

Kết quả công bố trên tạp chí Clinical and Experimental Allergy cho biết, những bé lớn lên với một con thú nuôi trong nhà sau này sẽ giảm một nửa khả năng mắc phải các bệnh dị ứng nghiêm trọng. Khi tiếp xúc ở mức độ vừa phải với lông vật nuôi và chất gây dị ứng khác trước một tuổi, trẻ em có xu hướng phát triển hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

1. Lợi Ích Của Việc Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

Bạn đừng lăng tăng về việc nên hay không nuôi một chú pet trong nhà vì sợ ảnh hưởng đến sức khở của con trẻ. Việc lớn lên cùng với một con vật cưng sẽ giúp cho trẻ học được rất nhiều về tính kỷ luật. Là chủ nhân của một chú chó thì bé sẽ tự học hỏi để tìm cách đào tạo và dạy nó như thế nào để nó biết lắng nghe. Khoa học đã chứng minh rằng: Có một con chó sẽ giúp trẻ em tự tìm hiểu về kỷ luật và rèn luyện tính kỷ luật đó. Nếu trước kia bạn từng có mong muốn có được một chú thú cưng thì đừng nên ngần ngại. Việc nuôi chó trong nhà còn giúp bạn vui vẻ hơn, kéo dài tuổi thọ hơn. Chưa kể những loài vật nuôi khác như, cá, vẹt, thằn lằn cũng hỗ trợ rất nhiều trong cuộc sống con người. Chúng khiến bạn phải vận động, mang lại niềm vui như có thêm những người bạn mới, tốt cho tim và ngăn ngừa dị ứng cho bạn.

Làm Chỗ Ở Cho Thú Cưng Trong Nhà
Làm Chỗ Ở Cho Thú Cưng Trong Nhà

Khi đã nuôi thú cưng như chó, mèo… chắc chắn một điều rằng bạn cần phải tạo ra khoảng không gian riêng tư để thuận tiện cho việc chui rúc và ngủ của vật nuôi. Thông thường, chúng ta hay trải ổ đệm nơi góc nhà để thú cưng nằm ngủ nhưng điều này lại khiến không gian có phần không được thẩm mỹ và gọn gàng. Vậy thì sao bạn lại không tạo ra một không gian riêng cho thú cưng của bạn nhỉ? Những con vật nuôi được ở trong một “căn phòng” riêng cũng sẽ cảm thấy được ôm áp và an toàn hơn thay vì để trống trải nơi góc nhà.

Lưu Ý Khi Nuôi Thú Cưng Trong Nhà
Lưu Ý Khi Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

Nếu gia đình có con nhỏ, gia chủ có thể thiết kế cánh cửa để dễ dàng kiểm soát những chú chó tạm thời nếu bạn không muốn thú cưng sẽ quậy tan ngôi nhà của mình. Tất nhiên, để làm giảm bớt sự tách biệt của chú chó với không gian chung, chủ nhân của căn nhà đã bố trí “phòng” cho thú cưng ở ngay tại gian bếp,  giúp những chú chó như cảm thấy được tham dự vào sinh hoạt chung của gia chủ.

Nuôi Thú Cưng Trong Nhà
Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

2. Những Lưu Ý Khi Nuôi Bạn Muốn Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

2.1. Tận Dụng Những Khoảng Không Gian Nhỏ

Không gian đó có thể là phần dưới chân cầu thang. Chỉ cần thêm một cánh cửa, một tấm nệm hoặc tấm vải trải và vài hình trang trí ngộ nghĩnh là thú cưng của bạn đã có một “phòng riêng” thú vị mà không kém phần tiện nghi. Bạn cũng có thể tích hợp chỗ ngủ của chúng với một trong các món nội thất có sẵn trong nhà như chân giường, gầm bàn, thậm chí là phía dưới của tủ bếp. Với một chút biến tấu xinh xinh, bạn đã có ngay một không gian cho thú cưng.

Không Gian Nuôi Thú Cưng Trong Nhà
Không Gian Nuôi Thú Cưng Trong Nhà

2.2. Tận Dụng Không Gian Trên Cao

Với kiểu thiết kế này thì bạn chỉ có thể áp dụng được cho những chú mèo nghịch ngợm hay leo trèo mà thôi. Những chiếc kệ được gắn lên tường, phía trên cao để cho các chú ấy nằm thư giãn và ngắm nhìn căn nhà của chủ nhân.

Tận Dụng Không Gian Trên Cao
Tận Dụng Không Gian Trên Cao

2.3. Thiết Kế Kiểu Bậc Thang

Đây là kiểu thiết kế khá hay cho nhà có nhiều mèo đấy! Kiểu dáng này cũng tạo nên thẩm mĩ cho căn nhà của bạn nữa. Bạn biết đấy, không chỉ có nhu cầu ăn ở mà thú cưng cũng rất cần không gian vui chơi. Kiểu bậc thang sẽ là lựa chọn sáng tạo và phù hợp…

2.4. Những Thiết Kế Tiện Dụng Và Độc Đáo…

Cô mèo nũng nịu hay muốn ngồi cạnh bạn trong lúc bạn đang làm việc. Nhưng đôi khi như thế cũng chúng lại gây khó khăn cho bạn nhỉ? Vậy thì chiếc kệ dưới đây là giải pháp cho bạn trong trường hợp này. Cô nàng đã có thể ngoan ngoãn ngồi nhìn bạn làm việc rồi…

Tiện Nghi Và Độc Đáo
Tiện Nghi Và Độc Đáo

Ngoài ra, bạn cũng nên cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây trong quá trình chăm sóc chú pet cưng của mình:

2.5. Huấn Luyện Thú Cưng Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ

Ở trong không gian nhỏ, việc nuôi thú cưng đòi hỏi phải rất sạch sẽ nếu không muốn cả căn phòng sẽ bốc mùi. Điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách hướng dẫn chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Bạn có thể rèn luyện cho chó, mèo đi vệ sinh trong nhà vệ sinh hoặc đơn giản là rèn luyện cho chúng đi vệ sinh đúng vào khay hay chậu cát (sử dụng các loại cát khử được mùi hôi) đã được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là phải dọn dẹp chỗ vệ sinh của chó, mèo một cách thường xuyên và luôn giữ nơi ở của chúng sạch sẽ.

2.6. Rèn Luyện Thú Cưng Ăn Đúng Giờ

Nếu có điều kiện, bạn có thể thay thế các loại thức ăn cho chó, mèo bằng các loại hạt khô hay các loại thức ăn có sẵn. Điều này sẽ giúp việc ăn uống của chúng được sạch sẽ, đơn giản và tiện lợi mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Rèn Luyện Cho Thú Có Giờ Giấc
Rèn Luyện Cho Thú Có Giờ Giấc

2.7. Tắm Cho Thú Cưng 2 – 3 Lần/Tuần

Đối với những thú cưng có bộ lông da khỏe mạnh thì việc tắm thường xuyên là không cần thiết vì việc tắm rửa thường xuyên có thể làm cho con vật mất đi độ bóng mượt của lông, khô da và thậm chí tổn thương da nếu ta tắm quá nhiều.

2.8. Mua Đồ Chơi Cho Thú Cưng

Thú cưng ở trong nhà nên rất cần có đồ chơi, nếu không chúng sẽ gặm, nhai những thứ nhìn thấy trước mắt như quần áo, giày dép… Vì thế, bạn có thể mua đồ chơi để chúng có bạn chơi. Hoặc có thể mua một ít canxi cho chó dạng xương để chúng gặm. Chúng sẽ không có thời gian để cắn phá đô đạc trong nhà.

Mua Đồ Chơi Cho Thú
Mua Đồ Chơi Cho Thú

Trên đây là những điều mà bạn nên biết trước khi muốn nuôi một con pets trong chính ngôi nhà của mình. 

(13 bình chọn)

Chia sẽ bài viết:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
Linkdin
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit

Bình luận:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm bài viết khác: