Cá Nhân Hóa Kiến Trúc Cho Bạn

7 Bước Xây Dựng Nhà Trên Cây “Tuyệt Đẹp Và Hấp Dẫn”

Với những người yêu thiên nhiên, việc sống trên một ngôi nhà nằm trên cành cây, ẩn mình vào tán lá là một trải nghiệm tuyệt vời. Nếu farmstay của bạn có những ngôi nhà trên cây độc đáo thì đó sẽ là điểm nhấn giúp thu hút thêm nhiều khách hàng đến trải nghiệm. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn 7 bước để xây dựng nhà trên cây giúp đa dạng hoạt động trải nghiệm farmstay của bạn.

1. Bước 1: Lựa Chọn Công Năng Và Hình Thức Cho Ngôi Nhà

Khi bạn lựa chọn công năng và hình thức hợp lý từ đầu, thì việc thiết kế và xây dựng ngôi nhà trên cây sẽ dễ dàng, đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn. Bạn sẽ không cần tháo dỡ, chỉnh sửa hay loại bỏ những chi tiết không đúng với mong muốn của mình.

Việc trước nhất bạn cần làm khi quyết định xây dựng một ngôi nhà trên cây là bắt đầu suy nghĩ về chức năng bên trong cần có của nó. Ví dụ: Ngôi nhà trên cây có một hay hai chỗ ngủ, có bàn làm việc hay không, có nhà vệ sinh hay không, có bao nhiêu bóng đèn, bao nhiêu công tắc, có ban công hay không, có chỗ đun nước pha trà hay không,… Tất cả những yếu tố nhỏ này sẽ ảnh hưởng đến diện tích, hình thức, không gian bên trong và ngoài của ngôi nhà trên cây.

Lựa Chọn Công Năng Và Hình Thức
Lựa Chọn Công Năng Và Hình Thức

>>> Xem Thêm: Những Hướng Tư Duy Đúng Để Marketing Farmstay Hiệu Quả

2. Bước 2: Chọn Cây Làm Nhà Trên Cây

Đây là bước cũng quan trọng vì việc chọn được cây chắc chắn, độ rung ít, hình dáng phù hợp với công năng,… quyết định lớn đến độ ổn định của ngôi nhà trên cây. Bạn chắc chắn không thích ở trong một ngôi nhà bị rung lắc dữ dội mỗi khi có gió thổi qua đâu. Vì thế, bạn nên chọn cây có nhiều chạc, nhiều cành đủ lớn để chịu được trọng lượng của ngôi nhà.

Bạn nên chọn cây ở vị trí có thể nhìn ra được các khu vực cảnh quan khi ngồi trong ngôi nhà. Việc thu những con suối, cánh đồng, vườn hoa hoặc tán cây thấp,… vào tầm mắt mỗi khi ngồi trong ngôi nhà trên cây sẽ đem lại cho du khách cảm giác không nhàm chán, thư giãn, thoải mái và thú vị.

Chọn Cây Làm Nhà Trên Cây
Chọn Cây Làm Nhà Trên Cây

3. Bước 3: Tính Toán Kết Cấu Làm Nhà Trên Cây

Để ngôi nhà trên cây được vững chắc, ổn định và đảm bảo cảm giác an toàn cho du khách, bạn cần lưu ý tính toán kết cấu một cách kỹ lưỡng. Có hai hệ kết cấu bạn cần lưu ý là: Kết cấu của ngôi nhà và kết cấu liên kết cây với nhà. Mỗi hệ kết cấu cần đảm bảo những đặc điểm riêng biệt để ngôi nhà trên cây vững chắc và ổn định.

Về kết cấu của ngôi nhà thì các bạn có thể sử dụng những kết cấu cứng thường thấy của những ngôi nhà bằng gỗ hay thép dưới mặt đất. Hệ kết cấu này cần đảm bảo liên kết cứng, vững chắc, không xê dịch để hạn chế tình trạng thấm, dột.

Còn kết cấu liên kết nhà với cây cần có độ xê dịch để khi cây rung lắc cả ngôi nhà không bị gãy rời khỏi cây. Bạn nên tránh sử dụng những kết cấu được hàn cứng thành một khung vững chắc, vì khi gió lớn, cây rung lắc dữ dội các liên kết rất dễ bị gãy rời, làm sụp đổ cả ngôi nhà.

Tính Toán Kết Cấu Làm Nhà Trên Cây
Tính Toán Kết Cấu Làm Nhà Trên Cây

>>> Xem Thêm: Những Hạng Mục Bạn Cần Đánh Giá Trước Khi Đầu Tư Farmstay

4. Bước 4: Chọn Vật Liệu Thiết Kế Nhà trên Cây

Chọn vật liệu hợp lý giúp chất lượng hoàn thiện tốt nhất mà còn đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn vật liệu là vật liệu phủ mái, tường, sàn hoàn thiện.

Việc lựa chọn vật liệu lợp mái nhà cần đảm bảo những yếu tố giúp ngôi nhà hòa mình vào thiên nhiên. Đó là những vật liệu như cỏ, lá cây khô, tốt nhất là vật liệu được lấy từ địa phương. Mái nhà nên được lợp dày, nhiều lớp để tránh được mưa dột.

Vật liệu tường nên là những vật liệu có nhiều lớp để cách nhiệt ở những vùng có biên độ nhiệt ngày và đêm lớn như Đà Lạt, Sapa, Hà Giang,… Vật liệu tường cũng cần được lựa chọn, xử lý kỹ để chống được mưa thấm.

Vật liệu tối ưu nhất cho sàn hoàn thiện vẫn là gỗ bởi gỗ liên kết tốt với hệ kết cấu nhưng vẫn đảm bảo sự xê dịch và giãn nở tốt. Chính vì thế sử dụng sàn gỗ sẽ giúp công trình tồn tại lâu hơn nhiều so với các vật liệu khác.

Chọn Vật Liệu Thiết Kế Nhà Trên Cây
Chọn Vật Liệu Thiết Kế Nhà Trên Cây

5. Bước 5: Xác Định Tiện Nghi Trong Phòng

Một ngôi nhà trên cây không thể tiện nghi bằng những căn phòng dưới đất nên ta chỉ có thể chọn những tiện nghi tối thiểu cho sử dụng trong phòng như: Chỗ nằm ngủ, chỗ ngồi làm việc, công tắc, ổ cắm, đèn điện vừa đủ cho sử dụng,… Các tiện nghi khác như chỗ pha trà, đọc sách với những ngôi nhà trên cây lớn thì vẫn nên tối đa hóa được không gian sử dụng bởi vì ngôi nhà trên cây rất khó có thể làm diện tích lớn như ở dưới đất.

Nếu bạn muốn làm nhà vệ sinh trên cây thì các thiết bị vệ sinh nên nhẹ, nhỏ gọn để giảm kích thước phòng và trọng lượng tác động lên thân cây.

Xác Định Tiện Nghi Trong Phòng
Xác Định Tiện Nghi Trong Phòng

>>> Xem Thêm: Những Tư Duy Sai Lầm Khi Thiết Kế Phòng Ngủ Cho Farmstay

6. Bước 6: Bố Trí Hệ Thống Điện Nước

Điện nước là yếu tố giúp ngôi nhà trên cây thêm tiện nghi và tạo nên đẳng cấp của nó. Vì thế, việc bố trí những đường điện và nước một cách tinh tế rất quan trọng.

Đường điện nên được bố trí tại những vị trí tránh tiếp xúc nước mưa để khi mưa to, xảy ra hiện tượng dột thì nước vẫn không thể chạm đến đường điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Về mặt cấp và thoát nước đối với nhà vệ sinh trên cây, thì các vật cấp thoát nước nên được giấu trong ống tre để hạn chế việc nhìn thấy ống nhựa. Các ống này nên được kẹp vào thân cây chạy thẳng xuống hệ thống xử lý chất thải.

Bố Trí Hệ Thống Điện Nước
Bố Trí Hệ Thống Điện Nước

7. Bước 7: Đảm Bảo An Toàn Cho Người Sử Dụng

Thông thường nhà trên cây được làm cách mặt đất khoảng ba đến bốn mét, đặc biệt có những ngôi nhà cách mặt đất trên mười mét nên việc tính đến độ an toàn cho người sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Khu vực thường gây mất an toàn nhất là khu vực hành lang, ban công, vị trí leo lên, xuống. Vì thế, ban công cần được bao bọc kỹ lưỡng bởi lan can cao, lan can phải được gia cố chắc chắn, sàn ban công cũng phải được gia cố để giảm khả năng bị trượt.

Cầu thang trèo lên nhà trên cây thường dốc nên cần bố trí sao cho khi trèo lên cảm thấy thoải mái nhất có thể, nếu được thì bạn có thể chia thang thành nhiều đoạn để tiện cho việc di chuyển. Lan can hai bên thang cần phải đủ cao, liên kết chắc chắn, bậc thang cần được xử lý chống trượt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đảm Bảo An Toàn Cho Người Sử Dụng
Đảm Bảo An Toàn Cho Người Sử Dụng

Trên đây là những kinh nghiệm làm nhà trên cây mà tôi đã trải qua, hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể làm những ngôi nhà trên cây tuyệt đẹp cho farmstay của mình. Tôi mong rằng, qua bài viết này các bạn cũng có thể tự làm ngôi nhà trên cây nho nhỏ dành cho những đứa trẻ của mình.

Với góc nhìn của tôi, tôi không thích làm nhà trên cây cho lắm bởi vì tôi không muốn thấy cái cây phải oằn mình mang một sức nặng không đáng có. Chúng ta nên để thiên nhiên tự vận hành và chúng ta chỉ có thể nương nhờ vào đó vài chục năm mà thôi.

(18 bình chọn)

Chia sẽ bài viết:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
Linkdin
Share on pinterest
Pinterest
Share on email
Email
Share on reddit
Reddit

Bình luận:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Xem thêm bài viết khác: